Thời gian qua, nhiều người bị lừa đảo khi tham gia các nhiệm vụ sàn chứng khoán, ví điện tử, làm nhiệm vụ trên shopee, lazada, vay tiền không gặp mặt,.. và đã bị mất tiền khi chuyển khoản cho các đối tượng lừa đảo.
Lợi dụng tình trạng này, những đối tượng trên cũng đã bay ra chiêu trò lừa đảo mới là cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên shopee khiến nạn nhân bị lừa gấp đôi.
Thậm chí, những đối tượng này còn giả mạo bộ công an, bộ tài chính để đánh vào sự nhẹ da cả tin của nạn nhân. Và tất cả đều dính vào bẫy cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng nói chung.

Nhận biết lừa đảo online qua các hình thức
Hiện nay, Bộ thông tin và truyền thông cảnh báo đến người dân chú ý 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng dưới đây
- Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”: Với hình thức này, bạn sẽ mất tiền chuyển khoản đặt cọc
- Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice: Giả mạo người thân để vay tiền
- Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao: Nhấp vào đường link hoặc cài đặt ứng dụng chuẩn hóa sim giả mạo để kiểm soát điện thoại, mất tiền trong tài khoản ngân hàng
- Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công: Thường là thanh toán hóa đơn mua hàng hoặc đổi tiền mặt bằng biên lai giả.
- Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu: Chuyển tiền để thanh toán viện phí cho đối tượng lừa đảo
- Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí: Giả mạo VTV để tuyển người mẫu nhí cho các con, sau đó nộp tiền mua đồ, mua phụ kiện,…
- Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng: Giả mạo hợp đồng vay tiền thành công, sau đó người vay phải thanh toán tiền bảo hiểm, tiền trả góp vài tháng đầu để chứng minh tài chính.
- Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,..: Nạp tiền vào tài khoản cá độ và có thắng độ cũng không rút ra được.
- Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…): Tương tự như trường hợp thứ 3, nạn nhân khả năng cao sẽ cài ứng dụng giả mạo và bị chiếm quyền sử dụng điện thoại.
- Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo: Giả mạo tin nhắn ngân hàng kiểm tra tiền trong tài khoản bằng link lạ và mất tiền trong tài khoản
- Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp: Chuyển tiền đầu tư làm giàu nhanh và mất tiền.
- Lừa đảo tuyển CTV online: Mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, được hoàn tiền hoa hồng cao và khi chuyển tiền nhiều thì sẽ mất tiền
- Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.
- Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.
- Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.
- Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.
- Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.
- Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.
- Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.
- Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.
- Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.
- Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…
- Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.
- Lừa đảo cho số đánh đề.
Một số hình thức lừa đảo khác
Giả mở thẻ tín dụng: Đối tượng sẽ yêu cầu mở thẻ ngân hàng online trước, sau đó yêu cầu nạn nhân nạp tiền vào tài khoản và cung cấp thông tin mã số thẻ cho các đối tượng lừa đảo. Khi có được thông tin, đối tượng sẽ tiến hành rút hết tiền trong tài khoản.
Lừa đảo xem video của người nổi tiếng sẽ có tiền: Xem một video mà có tiền thì xã hội giàu hết rồi. Không thể có chuyện đó được.
Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên shopee là như thế nào?
Như đã trình bày ở trên, đầu tiên phải nói, đây là một hình thức lừa đảo của nạn nhân đã bị lừa một lần. Cụ thể, nạn nhận bị đối tượng giả mạo shopee lừa tiền một lần rồi và đang muốn lấy lại số tiền bị lừa và sắp bị lừa lần tiếp theo.
Các đối tượng sẽ gửi đường dẫn yêu cầu nạn nhân kết nối với cục an ninh mạng giả mạo, hoặc văn phòng luật giả mạo hoặc bộ công an giả mạo,..
Sau khi nhấp vào đường dẫn kết nối giả mạo đó, như một điều tất yếu tiền trong tài khoản lại mất luôn. Nỗi đau nhân đôi.
Có cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng không?
Câu trả lời là KHÔNG.
Bạn bị lừa đảo online khi làm các nhiệm vụ giả hoặc chuyển khoản cho các đối tượng lừa đảo, rất có thể tiền đã được rút hết ra và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau có thể là tiêu dùng cá nhân hoặc rửa tiền ra nước ngoài. Việc lần lại dấu vết là rất khó.
Khi tài khoản cạn kiệt, tiền coi như mất và các đối tượng lừa đảo ẩn thân rất nhanh đặc biệt là trên môi trường telegram.
Tuy khó lấy lại được tiền bị lừa đảo trên không gian mạng, nhưng khi bạn đã bị lừa, hãy ra cơ quan công an gần nhất để trình báo về hành vi của các đối tượng góp phần đẩy lùi nạn lừa đảo trên không gian mạng cũng như góp thêm chứng cứ để nhanh chóng triệt phá ổ nhóm lừa đảo.